Thông tư 79/2019/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho ban QLDA sử dụng vốn đầu tư công (Thứ Tư, 01/01/2020)

Ngày 14/11/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 79/2019/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công, thay thế cho thông tư 195/2012/TT-BTC. Thông tư này quy định chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán áp dụng đối với các ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công để hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

 

Để thuận tiện cho các đơn vị trong việc nắm bắt điểm mới của thông tư 79/2019/TT-BTC, dễ dàng tìm hiểu nội dung thông tư 79/2019/TT-BTC. Công ty SmartBooks xin gửi tới quý khách hàng bài viết về hướng dẫn hạch toán theo thông tư 79/2019/TT-BTC ngày 14/11/2019 gồm các nội dung sau đây:
- Tóm tắt nội dung, điểm mới của thông tư 79/2019/TT-BTC so với thông tư 195/2012/TT-BTC
- Nội dung chi tiết Thông tư 79/2019/TT-BTC ban hành ngày 14/11/2019

+ Hệ thống chứng từ bắt buộc của chế độ kế toán BQLDA theo TT 79/2019/TT-BTC.

+ Hướng dẫn hạch toán của chế độ kế toán BQLDA theo TT 79/2019/TT-BTC.

+ Hệ thống sổ kế toán của chế độ kế toán BQLDA theo TT 79/2019/TT-BTC

+ Hệ thống báo cáo quyết toán của chế độ kế toán BQLDA theo TT 79/2019/TT-BTC

+ Hệ thống báo cáo tài chính của chế độ kế toán BQLDA theo TT 79/2019/TT-BTC

I.TÓM TẮT NỘI DUNG ĐIỂM MỚI THÔNG TƯ 79/2019/TT-BTC

1. Những điểm mới thông tư 79/2019/TT-BTC

 

STT

 

Chỉ tiêu

 

Nội dung

1

Cơ sở pháp lý

a. Cơ sở pháp lý của chế độ kế toán chủ đầu tư TT79/TT-BTC áp dụng cho đơn vị HCSN

  • Luật Ngân sách số 83/2015/QH13 ban hành ngày 25/06/2015
  • Luật Kế Toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015
  • Luật Phí, Lệ Phí
  • Mục lục NSNN áp dụng năm 2018 theo thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016
  • Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tài chính

b. Mục tiêu của đổi mới chế độ kế toán chủ đầu tư TT79/TT-BTC dùng cho đơn vị HCSN

  • Khắc phục các hạn chế của chế độ kế toán chủ đầu tư dùng cho đơn vị HCSN đang áp dụng theo TT195/2012/TT-BTC
  • Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch trong báo cáo tài chính của các đơn vị lĩnh vực công
  • Phù hợp hơn với thông lệ quốc tế
  • Nền tảng để vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS
  •  Lập báo cáo tài chính ngân sách quốc gia

2

Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.

3

Thay đổi cơ sở kế toán

a. Cơ sở dồn tích

  • Hạch toán đủ nợ phải thu, nợ phải trả, doanh thu, chi phí theo các nguyên tắ chung của cơ sở dồn tích
  • Mục tiêu: lập BCTC Nhà Nước

b. Các khái niệm cơ sở:

  • Doanh thu/thu nhập
  • Chi phí
  • Thặng dự/Thâm hụt
  • Khấu hao TSCĐ

4

Thay đổi chế độ chứng từ

Quy định 4 loại chứng từ bắt buộc:

  • Phiếuthu:C40-BB
  • Phiếuchi:C41-BB
  • Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng: C43-BB
  • Biên lai thu tiền:C45-BB

Đơn vị được tự thiết kế mẫu chứng từ những phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán 2015

5

Các loại sổ kế toán

CÁC LOẠI SỔ:

  • Sổ tổng hợp
  • Sổ chi tiết
  • Sổ chi tiết theo dõi số liệu quyết toán

HÌNH THỨC SỔ:

  • Nhật kí chung
  • Chứng từ ghi sổ
  • Nhật kí - sổ cái
  • Sổ kế toán trên máy vi tính

KẾT CẤU SỔ

  • Kết cấu bắt buộc với sổ tổng hợp
  • Kết cấu sổ chi tiết có thể chi tiết thêm các chỉ tiêu

6

Báo cáo tài chính

  • BC tình hình tài chính
  • BC Kết quả hoạt động
  • BC Lưu chuyển tiền tệ (theo 2 phương pháp)
  • Thuyết minh BCTC

7

Báo cáo quyết

  • Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động
  • Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn phí được khấu trừ ,để lại
  • Báo cáo ch tiết kinh phí chương trình, dự án
  • Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán,thanh tra, tài chính
  • Thuyết minh báo cáo quyết toán

2. Sự khác nhau về nghiệp vụ kế toán giữa thông tư 79/2019/TT-BTC và thông tư 195/2012/TT-BTC

 
STT
 
Chỉ tiêu
 
Thông tư 79/2019/TT-BTC
 
Thông tư 195/2012/TT-BTC
 
1
 
So sánh hệ thống tài khoản giữa TT 79 và TT95
121- Đầu tư tài chính
Không có
138 – Phải thu khác
136 – Phải thu nội bộ
138 – Phải thu khác
241 – Xây dựng cơ bản dở dang
243 – Xây dựng CB, dự án công trình
241 – Chi phí đầu tư xây dựng
243 – Không có
332 – Các khoản phải nộp theo lương
3382,3383,3384,3385
337 – Tạm thu
Không có
343 – Nguồn KP ĐTXDCB dự án, công trình
3664 – Kinh phí đầu tư XDCB
441 – Nguồn KP đầu tư XDCB
336 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu
466 – Nguồn KP đã hình thành TSCĐ
3382 – Phải trả nợ vay
311 – Vay ngắn hạn
341 – Vay dài hạn
431 – Các quỹ
353 – Qũy khen thưởng, phúc lợi
511 – Thu hoạt động
Không có TK thu hoạt động
531 – Thu hoạt động SXKD, dịch vụ
511 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
611 – Chi phí hoạt động
642 – Chi phí ban QLDA
612 – Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ NN
Không có
614 – Chi phí hoạt động thu phí
Không có
642 – Chi phí hoạt động SXKD, DV
154 – Chi phí dở dang
911 – Xác định kết quả
Không có
 
2
 
Một số nghiệp vụ của thông tư 79/2019/TT-BTC
 
 
2.1
Xây dựng cơ bản
 
1. Đầu tư xây dựng cơ bản hình thành TSCĐ dùng cho đơn vị sử dụng TK 2412
2. Đầu tư xây dựng cơ bản được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án đầu tư sử dụng TK 243
- Tài khoản sử dụng 243 được phân tích chi tiết: khối lượng chi phí đầu tư XDCB và chi phí ban QLDA
  • Tài khoản 24311: Chi phí XDCB
  • Tài khoản 24312: Chi phí BQLDA
- Khối lượng chi phí ban QLDA được trích để lại phân tích cụ thể các bút toán như sau:
  • Khi xác định chi phí các chủ đầu tư được trích để lại dùng cho hoạt động của BQLDA:
Nợ TK 243- XDCB dở dang (24312)
Có TK 343- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB dự án, công trình.
  •  Khi chuyển TK dự toán sang TK tiền gửi của BQLDA:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 337- Tạm thu (3378)
Đồng thời:
Có TK 009- Dự toán chi đầu tư XDCB
Nợ TK 018- Thu hoạt động khác được để lại
TK 241 không phân tích chi tiết chi phí đầu tư XDCB và chi phí ban QLDA, không phân tích chi tiết theo 2 hoạt động do ban QLDA tự đầu tư và ban QLDA quản lý đầu tư.
2.2
Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản
1. Nguồn kinh phí đầu tư XDCB hình thành TSCĐ dùng cho đơn vị sử dụng TK 3664
2. Nguồn kinh phí đầu tư XDCB được giao nhiệm vụ thực hiện các dự dự án đầu tư XDCB sử dụng TK 343
Phản ánh chi tiết các nguồn vốn đầu tư
Tài khoản sử dụng:
  • TK 343: Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản dự án, công trình ở các Ban QLDA được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng
  • TK 511: Tài khoản này dùng để phản ánh số thu hoạt động do NSNN cấp cho BQLDA có các hoạt động được nhà nước giao nhiệm vụ (VD cấp cho hoạt động khoán, thầu vệ sinh, môi trường; cấp vốn đối ứng để thực hiện các chương trình, dự án.... ).  Ngoài ra, tài khoản này còn phản ánh số thu được trích để lại BQLDA theo dự án, công trình (trừ số mua TSCĐ hoặc vật tư nhập kho dung cho BQLDA)
  • TK 009: dự toán chi đầu tư XDCB
  • TK 008: dự toán chi hoạt động
  • TK 012: lệnh chi tiền thực chi
  • Tk 013: lệnh chi tiền tạm ứng
  • TK 004:Kinh phí viện trợ không hoàn lại
  • TK 006: Dự toán vay nợ nước ngoài
  • TK 018: Thu hoạt động khác được để lại
Chưa phản ánh chi tiết các nguồn vốn đầu tư, chưa có TK phản ánh được số thu được trích để lại BQLDA theo dự án, công trình
Tài khoản sử dụng:
·         TK 441: : Tài khoản này dùng để phản ánh kinh phí đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN cấp, hoặc cấp trên cấp, được bổ sung từ các khoản thu tại đơn vị, hoặc được viện trợ, tài trợ, biếu tặng cho hoạt động đầu tư xây dựng
·         TK 009: dự toán chi đầu tư XDCB
 
2.3
Phải trả người bán
Tài khoản 331- Phải trả cho người bán, phân tích chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:
  • Tài khoản 3311 - Phải trả nhà thầu đầu tư XDCB: Phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của đơn vị chủ đầu tư cho người nhận thầu đầu tư XDCB, xây lắp, thiết bị theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.
  • Tài khoản 3318- Phải trả người bán khác: Phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của đơn vị chủ đầu tư cho người người bán, người cung cấp dịch vụ… theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Tài khoản 331: không phân tích chi tiết thành tài khoản cấp 2.
2.4
Chi phí ban QLDA
 Tài khoản sử dụng: bổ sung thêm tài khoản theo dõi chi tiết chi phí ban QLDA
  • Tài khoản 611: chi phí cho hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư
  • Tài khoản 24312: Chi phí BQLDA
  • Tài khoản 5118: Doanh thu được trích để lại từ dự án, công trình
  • Tài khoản 3378: Số thu hoạt động quản lý dự án được trích để lại BQLDA nhưng chưa có chi phí tương ứng
Tài khoản sử dụng: 642
2.5
Tài sản cố định
a. Ghi tăng TSCĐ:
  • TSCĐ của đơn vị tăng do mua sắm từ phần thu hoạt động quản lý dự án dung cho đơn vị (kể cả mua mới hoặc mua TSCĐ đã sử dụng), kế toán căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có liên quan (hoá đơn, phiếu chi, uỷ nhiệm chi…), xác định nguyên giá của TSCĐ mua sắm, lập biên bản giao nhận TSCĐ, lập hồ sơ kế toán và ghi sổ kế toán, ghi:
*Khi mua TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 211, 213
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
Đồng thời: Có TK 018-Thu hoạt động khác đượ để lại
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (3378)
Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)
  • TSCĐ của đơn vị tăng do hình thành qua đầu tư XDCB hoặc qua quá trình phát triển, ghi:
*Khi phát sinh chi phí đầu tư XDCB
Nợ TK 241-XDCB dở dang (2412)
Có TK 112-Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337-Tạm thu (3378)
Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (3664)
*Khi công trình XDCB hoàn thành hoặc quá trình phát triển kết thúc ban giao TSCĐ sử dụng, ghi:
Nợ TK 211,213
Có TK 241- XDCB dở dang (2412)
Đồng thời ghi:
Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (3664)
Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)
 
b. Hao mòn/khấu hao TSCĐ:
Cuối kỳ kế toán năm, Ban quản lý dự án đầu tư tính và phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình hiện có, ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36681)    
Có TK 511- Thu hoạt động (5118)
a. Ghi tăng TSCĐ: Mua TSCĐ bằng nguồn ngân sách, dự án, đơn đặt hàng, nguồn viện trợ-vay nước ngoài thì ghi nhận hòa chung với 441
Trường hợp khi mua TSCĐ, ghi: 
Nợ TK 211,213
                Có TK 112
Nợ TK 642
                Có tk 466
b. Hao mòn/khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 466
Có TK 214
 
2.6
Tạm thu TK 337
 
1. Tạm ứng kinh phí bằng tiền, nhận kinh phí bằng lệnh chi tiền
a. Tạm rút dự toán về quỹ tiền mặt, nhận kinh phí cấp bằng Lệnh chi tiền
Nợ TK 111,112
     Có TK 3371
Có TK 008- Dự toán chi hoạt động(008211,008221)(tạm ứng)
Nợ TK 012(thực chi), 013(tạm ứng)
b. Khi chi tiền thanh toán
Nợ TK 152,153,611,614,331,332,334…
Có TK 111,112
Đồng thời ghi Nợ TK 3371
                            Có TK 366,511
c. Khi làm thủ tục thanh toán tạm ứng với kho bạc
  • Với dự toán
Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (008211,008221)(ghi âm)
Đồng thời, ghi:
Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (008212,008222)(ghi dương)
  • Với lệnh chi tiền tạm ứng ghi Có TK 013
2. Thu phí lệ phí
  • Khi thu tiền:

Nợ TK 111,112

Có TK 3371,3373

  • Xác định số phải nộp câp trên hoặc nhà nước ghi
Nợ TK 3371,3373
Có TK 333,336,338
  • Định kỳ, xác định số được giữ lại ghi tài khoản ngoài bảng:

Nợ TK 014

  • Khi chi tiền:

Nợ TK 611,614,152,211….

Có TK 111,112

Đồng thời ghi bút toán có TK 014; 

Nợ TK 3371,3373

Có TK 511,366,514

3. Thu viện trợ không hoàn lại, vay nợ nước ngoài
  • Khi được chuyển tiền về tài khoản

Nợ TK 112-Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 337-Tạm thu(3372)

  • Đồng thời, căn cứ vào chứng từ ghi thu ngân sách – ghi chi tạm ứng, ghi:

Nợ TK 004- Kinh phí viện trợ không hoàn lại

  • Khi chi tiền:
            Nợ TK 612,211,152
            Có TK 111,112
  • Đồng thời ghi
            Nợ TK 3372
            Có TK 512
Ghi đơn có TK 004: khi được thông báo cơ quan chủ quản về việc thanh toán các khoản đã tạm ứng
4. Các khoản tạm thu khác: Thu hoạt động QLDA được để lại, tạm thu khác
  • Tạm thu

Nợ TK 111,112

Có TK 3378

  • Tạm thu chi ban đồng thời:

Có TK 009

Nợ TK 018

  •  Chi trực tiếp

Nợ TK 3378
Có TK 111,112

  •  Chi Ban QLDA
Nợ TK 611, 332,334…. 
Có TK 112 Có TK 018
ĐT: Nợ TK 3378
Có TK 511
Chưa đề cập đến
2.7
Hoạt động sản xuất kinh doanh DV
  • Doanh thu

Nợ TK 111,112,131

Có TK 531

Có TK 333

  • Các khoản chi quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Nợ TK 642
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331,… 
Các khoản chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 154
Nợ TK 133
Có TK 111,112,334,332,214….
Cuối kỳ kết chuyển
Nợ TK 642
Có TK 154
Nợ TK 911
Có TK 642
Nợ TK 531
Có TK 911
Thặng dự ( lãi)
Nợ TK 911
Có TK 421
Thặng dư ( thâm hụt)
Nợ TK 421
Có TK 911
 
  • Doanh thu

Nợ TK 111,112,131
       Có TK 511
       Có TK 333

  • Chi phí

Nợ TK 154

Nợ TK 133

Có 334,338,112,214...

  • Cuối kỳ kết chuyển 

Nợ TK 154

Có TK 642

Nợ TK 511 

Có TK 154

Thuế trực tiếp:Nợ 511

 Có 333

Thu > chi: Nợ 511
                  Có 421
Thu < chi: Nợ 421
                 Có 511
2.8
Thi chi bán hồ sơ mời thầu
Thu được tiền bán hồ sơ mời thầu

Nợ TK 111,112

Có TK 3378

Chi tiền phục vụ CT đấu thầu

Nợ TK 3378

Có TK 111,112

 
Thu được tiền bán hồ sơ mời thầu
Nợ TK 111,112
Có TK 3388
Có TK 333 (Nếu có)
Chi tiền thu để phục vụ CT đấu thầu
Nợ TK 3388
Có TK 111,112..
Khi nộp NSNN phần còn lại KP hoạt động thầu
Nợ TK 3388
Có TK 111,112
2.9
Xác định kết quả kinh doanh
1. Phân chia theo 2 nhóm:
  • Hoạt động hành chính sự nghiệp: dự toán, thu phí lệ phí khấu trừ để lại, viện trợ, vay nợ nước ngoài
  • Kinh doanh
a. Hoạt động hành chính sự nghiệp: dự toán, thu phí lệ phí khấu trừ để lại, viện trợ, vay nợ nước ngoài
  • Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu trích từ dự án để xác định kết quả, ghi:

Nợ TK 511- Doanh thu trích từ dự án

Có TK 911 - Xác định kết quả.

  • Cuối kỳ, kết chuyển chi phí Ban quản lý dự án thực tế phát sinh trong kỳ để xác định kết quả, ghi:

Nợ TK 911- Xác định kết quả

Có TK 611- Chi phí hoạt động.

  • Cuối kỳ, kết chuyển thu viện trợ, vay nợ nước ngoài, ghi:

Nợ TK 512- Thu viện trợ, vay nợ nước ngoài

Có TK 911 - Xác định kết quả.

  • Cuối kỳ, kết chuyển chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài, ghi:

Nợ TK 911- Xác định kết quả

Có TK 612- Chi phí từ viện trợ, vay nợ nước ngoài, ghi:

  • Cuối kỳ, kết chuyển thu phí được khấu trừ, để lại, ghi:

Nợ TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại

Có TK 911- Xác định kết quả.

  • Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoạt động thu phí, ghi:

Nợ TK 911- Xác định kết quả

Có TK 614- Chi phí hoạt động thu phí

b. Kinh doanh:
  • Cuối kỳ, kết chuyển chi phí SXKD dịch vụ đã hoàn thành vào TK chi phí hoạt động SXKD dịch vụ
Nợ TK 642- Chi phí hoạt động SXKD, dịch vụ
Có TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang
  • Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu của hoạt động SXKD, dịch vụ, ghi:

Nợ TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

Có TK 911- Xác định kết quả.

  • Cuối kỳ, kết chuyển trị giá vốn của của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ và chi phí quản lý hoạt động SXKD, dịch vụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911- Xác định kết quả

Có TK 642 - Chi phí hoạt động SXKD, dịch vụ

  • Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 711- Thu nhập khác (Chi tiết theo từng hoạt động)

Có TK 911- Xác định kết quả.

  • Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khác phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911- Xác định kết quả

Có TK 811- Chi phí khác.

  • Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 911- Xác định kết quả

Có TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Tính và kết chuyển kết quả các hoạt động sang tài khoản thặng dư (thâm hụt) của các hoạt động:
- Nếu thặng dư (lãi), ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả
Có TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

- Nếu thâm hụt, ghi:

Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

Có TK 911- Xác định kết quả.

- Xử lý thặng dư của các hoạt động thực hiện theo quy định tài chính hiện hành, ghi:

Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

Có TK 431- Các quỹ.

Chưa đề cập đến
 3
Báo cáo
Phân chia 2 loại hình báo cáo:
  • Báo cáo quyết toán
  • Báo cáo tài chính
a. Báo cáo quyết toán
- Đối với hoạt động sự nghiệp:
  • Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động
  • Báo cáo chi tiết chi từ nguồn kinh phí quyết toán theo MLNS
  • Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình, dự án
  • Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính
  • Thuyết minh báo cáo quyết toán
- Đối với hoạt động đầu tư XDCB:
  • Báo cáo theo TT 85/2017/TT-BTC, quy định về quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN 
  • Báo cáo theo TT 09/2016/TT-BTC, quy định về quyết toán dự án hoàn thành và thông tư 64/2018/TT-BTC sửa đổi thông tư 09
  • Báo cáo theo TT 72/2016/TT/BTC, quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và báo cáo theo TT 06/2019/TT-BTC sửa đổi bổ sung TT 72/2016/TT-BTC
 
Nhược điểm: Thông tư 79 chưa phản ánh được rõ hoạt động đầu tư XDCB của ban QLDA:
  • Chưa có báo cáo phản ánh được khối lượng thực hiện của dự án, công trình, HMCT
  • Chưa có báo cáo phản ánh được nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

b. Báo cáo tài chính:

  • Báo cáo tình hình tài chính
  • Báo cáo kết quả hoạt động
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp gián tiếp)
  • Thuyết minh báo cáo tài chính
Không phân chia 2 loại hình báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán mà gộp 2 trong 1.
 
Không đưa các báo cáo thẩm tra quyết toán theo niên nộ, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo quản hoạt động ban QLDA vào TT195:
  • Báo cáo theo TT 85, quy định về quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN
  • Báo cáo theo TT 09/2016/TT-BTC, quy định về quyết toán dự án hoàn thành và thông tư 64 /2018/TT-BTC sửa đổi thông tư 09
  • Báo cáo theo TT 72/2016/TT/BTC, quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
 
 

 

II.NỘI DUNG CHI TIẾT THÔNG TƯ 79/2019/TT-BTC BAN HÀNH NGÀY 14/11/2019

1. Hệ thống chứng từ bắt buộc của chế độ kế toán ban QLDA theo thông tư 79/2019/TT-BTC.

2. Hướng dẫn hạch toán của chế độ kế toán ban QLDA theo thông tư 79/2019/TT-BTC.

3. Hệ thống sổ kế toán của chế độ kế toán ban QLDA theo thông tư 79/2019/TT-BTC

4. Hệ thống báo cáo quyết toán của chế độ kế toán ban QLDA theo thông tư 79/2019/TT-BTC

5. Hệ thống báo cáo tài chính của chế độ kế toán ban QLDA thông tư 79/2019/TT-BTC

Bài viết khác

Powered by gweb.vn Thiết kế website chuyên nghiệp